Vũ Nghi

Vũ Nghi

Ban quản trị vi phạm quy chế sử dụng nhà chung cư có thể bị bãi nhiệm, xử lý phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Không ít các chung cư ban quản trị nhà chung cư chưa thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình, thậm chí xảy ra tình trạng "lạm quyền" làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích hợp pháp của cư dân.

Theo quy định tại Điều 103 Luật Nhà ở 2014, đối với nhà chung cư có từ 20 căn hộ trở lên, phải thành lập Ban quản trị (BQT) nhà chung cư. Ban quản trị chung cư là những người được đa số cư dân bầu lên, ngoài việc đảm bảo an ninh, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, còn là cầu nối cho người dân để giải quyết những vấn đề phát sinh cho cộng đồng chung cư, tạo lập một môi trường sống ổn định, chuyên nghiệp cho cư dân.
Đã có thời BQT nhà chung cư được mặc định là công việc chỉ dành cho những người hưu trí, hoặc nếu còn trẻ thì cũng phải rảnh rỗi, chấp nhận hao công, tốn sức cho những công việc chung của công ty với phần trợ cấp rất ít. Thế nhưng ở thời hiện tại, khi BQT được phép đại diện vận hành số tiền hàng chục cho đến hàng trăm tỷ từ quỹ bảo trì, câu chuyện lại trở nên rất khác. Và có rất nhiều cư dân lợi dụng quyền từ Ban quản trị để coi đó như một "nghề" trục lợi.
Điều này dẫn đến, thời gian qua, rất nhiều vụ tranh chấp tại các chung cư liên quan đến Ban quản trị do cách làm việc thiếu hiệu quả, thiếu năng lực và minh bạch, thậm chí nhiều Ban quản trị lộng quyền…đã gây ảnh hưởng bức xúc cho cư dân khiến nhiều khu dân cư phải căng băng rôn yêu cầu minh bạch tài chính, thay thế Ban quản trị.
Mới đây nhất, tại một khu chung cư tại quận Bình Thạnh, TPHCM đang diễn ra tình trạng mâu thuẫn giữa đông đảo cư dân và Ban quản trị, khiến cư dân phải gửi đơn kêu cứu lên phường để giải quyết. Cụ thể, Ban quản trị đã tự ý lựa chọn đơn vị quản lý mới mà không thông báo, tổ chức lấy ý kiến cư dân hay phát tờ khảo sát lựa chọn đến từng căn. Tại đây, Ban quản trị còn giữ phí vận hành mà không giao cho đơn vị quản lý, khiến đơn vị quản lý đang vận hành sau đành phải ra đi. Nhiều cư dân không tin tưởng vào đơn vị quản lý mới liệu có tốt hơn đơn vị quản lý cũ, hay có việc "đi đêm", "tư lợi" khi mà một hợp đồng chỉ "vỏn vẹn" 3-4 trang giấy được ký nhanh chóng ngay sau khi hợp đồng với đơn vị quản lý cũ hết hạn.
"Từ ngày có Ban quản trị thì dịch vụ và tiện ích của cư dân ngày càng tệ và xuống cấp. Rồi có vài tòa Ban quản trị giữ quỹ, chi gì cũng không chi, duyệt gì cũng không duyệt, đùn đẩy trách nhiệm... Thực sự, cư dân đã đóng phí quản lý thì không cần ai giữ tiền hết, chỉ dần dịch vụ và tiện ích tốt. Ban quản trị rồi sẽ thay đổi khi hết nhiệm kỳ hoặc sẽ chuyển đi nơi khác, không có trách nhiệm lâu dài rất dễ xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm người trước người sau thôi", chị Hồng A., một cư dân chia sẻ.
Hay cũng ngay đầu tháng 2/2023, tại một khu đô thị trên đường Đại Lộ Thăng Long, Hà Nội, một nhóm cư dân đã căng băng rôn phản đối việc ban quản trị không minh bạch trong việc chọn đơn vị bảo trì thang máy, ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng sống. "Cư dân mua nhà để ở mà bị Ban quản trị làm cho mất ăn mất ngủ, lo lăng về an toàn tính mạng cho gia đình và người dân. Bức xúc, phẫn nộ trước cách làm thờ ơ mà không xem dân ra gì của ban quản trị", chị T, một cư dân bộc bạch.
Trước đó, năm 2019, tại Hà Nội tại khu chung cư Văn Phú Victoria (Hà Đông- Hà Nội) sau khi chủ đầu tư trao lại quyền quản lý căn hộ cho Ban quản trị đã xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa cư dân và Ban quản trị. Khi căng thẳng bị đẩy lên cao, cư dân sống tại đây đã phải căng băng rôn yêu cầu thay thế Ban quản trị.
Cư dân khu nhà Văn Phú Victoria cho biết, chi phí cho hoạt động của khu nhà là khoảng 13 tỷ đồng/năm. Thế nhưng toàn bộ tiền thu phí dịch vụ của 1.300 căn hộ như thế nào, tiền trả cho các đơn vị dịch vụ ra sao theo ý kiến của cư dân, cũng như chi phí sửa chữa định kỳ của tòa nhà đều do BQT tự quyết mà không công khai cho cư dân. Cư dân đã bầu ra ban giám sát để giám sát hoạt động của BQT nhưng cũng không hiệu quả. Chính vì thế, hơn 700 hộ dân đã ký đơn yêu cầu tổ chức hội nghị chung cư bất thường để thay thế BQT.
Tại TPHCM, cư dân chung cư An Lạc, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh cũng từng có đơn tố cáo Ban Quản trị (BQT) nhiệm kỳ 2011 - 2013 và 2014 - 2016 có dấu hiệu tham ô quỹ bảo trì tòa nhà với số tiền gần 1,1 tỷ đồng. Trước những bức xúc của cư dân, Thanh tra xây dựng TP Hồ Chí Minh đã tiến hành thanh tra việc thu chi và quản lý sử dụng kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung tại chung cư An Lạc. Sau thời gian thanh tra, ngày 28/7/2017 Sở Xây dựng đã ban hành kết luận thanh tra.
Kết luận thanh tra xác định từ tháng 1/2011 đến 31/3/2016 BQT không lưu trữ đầy đủ hồ sơ quản lý, sổ sách thu chi tài chính, sổ sách kỹ thuật lưu trữ chứng từ thu chi thanh toán. BQT chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong vai trò đại diện cho dân để quản lý chung cư như: BQT ký hợp đồng với các đơn vị thực hiện công tác bảo trì nhà chung cư nhưng không thông qua Hội nghị nhà chung cư; BQT chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác điều hành nhà chung cư khi ký hợp đồng ủy thác công tác quản lý vận hành với các doanh nghiệp quản lý không đảm bảo năng lực hoạt động theo quy định.
Thực tế cho thấy, sau khi việc quản lý tòa nhà được đưa cho Ban quản trị quản lý và mời đơn vị vào vận hành đã phát sinh không ít mâu thuẫn giữa cư dân và Ban quản trị. Thậm chí, có những chung cư cao cấp sau khi Ban quản lý của chủ đầu tư rút khỏi tòa nhà, chất lượng dịch vụ của các đơn vị quản lý mới liên tục kém đã khiến cư dân liên tục phải tổ chức Hội nghị chung cư bất thường, thay đổi ban quản lý liên tục…thậm chí xảy ra tình trạng ngay trong nội bộ Ban quản trị bất hòa, tố nhau.
Theo Điều 17.4, Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, Pháp luật quy định ban quản trị phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm trái quy định. Bên cạnh đó, các quyết định vượt quá quyền hạn của ban quản trị sẽ không có giá trị pháp lý; trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì các thành viên ban quản trị phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật. Tùy theo những tình huống tranh chấp xảy ra trên thực tế, cư dân có thể thực hiện những cách thức phù hợp để bảo vệ quyền lợi cho mình. Thông thường có thể yêu cầu ban quản trị khắc phục các vi phạm đã xảy ra.
Theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cả nước hiện có hơn 3.000 khu nhà chung cư. Riêng TPHCM có khoảng 1.440 khu nhà chung cư. Một tòa nhà trên 20 tầng thường phí bảo trì trên 20 tỷ đồng. Ở các chung cư lớn thì phí bảo trì lên đến trên 500 tỷ đồng Ông Châu cho rằng, Ban quản trị làm có trách nhiệm thì tiền đẻ ra tiền nhưng đây cũng là miếng mồi gây ra nhiều chuyện. Trước đây không ai muốn làm công việc Ban quản trị vì "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" nhưng giờ người ta thấy Ban quản trị có quyền với quỹ bảo trì và nhiều loại phí, nhiều khoản thu không tên khác, tạo thêm thu nhập khá nhiều... nên giờ là thành một "nghề" làm Ban quản trị.
Theo Điều 44 quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư (Thông tư 02 năm 2016) đã được Bộ Xây dựng ban hành, các thành viên ban quản trị nhà chung cư nếu vi phạm quy chế, tùy theo mức độ sẽ bị bãi nhiệm thay thế, xử lý phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Cre: Nam Anh (CafeF)

Sụ kiện tại TP.Hồ Chí Minh

Sự kiện mở về Diễn đàn thị trường bất động sản 2024 - Nhận diện thách thức và cơ hội phục hồi Xem thêm

Lotte Mall West Lake Hanoi - Tổ hợp thương mại đa tiện ích

Lotte Mall West Lake Hanoi, công trình tổ hợp đa tiện ích cao cấp giữa lòng Thủ đô chính thức đi vào hoạt động, hứa hẹn mang đến trải nghiệm mua sắm - giải trí trọn vẹn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Xem thêm

Cất nóc công trình Vườn Phượng Hoàng - Hạ Long

Tháp Căn hộ, thuộc công trình Khu Biệt thự và Khách sạn Vườn Phượng Hoàng (Phoenix Legend Ha Long Bay Hotel & Residences) tại đỉnh đồi Hoàng Đào, phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa được cất nóc… Xem thêm

Chọn nhà chung cư hay nhà ống?

Nhà chung cư không chỉ mang lại nhiều những lợi ích mà còn tiết kiệm được chi phí. Nhiều nhất là năng lượng. Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, mức tiêu dùng năng lượng bình quân của các hộ gia đình ở nhà chung cư chỉ bằng khoảng 40% nhà ở riêng lẻ. Xem thêm

Khách sạn Phố cổ Hà Nội bất ngờ rao bán với giá hơn 500 tỷ đồng, môi giới khẳng định: "Đây là mức giá vỡ cực kỳ tốt"

Thời gian gần đây, hết biệt thự, nhà phố rầm rộ rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng thì nay cũng nhiều khách sạn ở khu vực phố cổ Hà Nội được rao bán với “giá vỡ” - tức chủ nhà vỡ nợ, giá giảm. Xem thêm

Hàng loạt CĐT BĐS lớn ra chính sách bán hàng cực hot

Hàng loạt CĐT lớn đang có những chính sách bán hàng rất tốt, kích cầu thị trường. Cụ thể: Xem thêm

Không phải cạnh tranh, Minh Tuấn 'ẵm' gói thầu hơn 140 tỷ ở Thanh Hóa

Tổng CTCP đầu tư xây dựng Minh Tuấn ở Thanh Hóa đã dễ dàng trúng gói thầu Thi công xây dựng, mua sắm thiết bị và bảo hiểm công trình do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Thanh Hóa mời thầu, với giá trị trúng thầu hơn 140,4 tỷ đồng. Xem thêm

62 dự án không đủ điều kiện làm nhà ở thương mại ở TP HCM

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP về tình hình xử lý dự án đầu tư có sử dụng đất, trong đó có danh sách các dự án không đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án nhà ở. Xem thêm

Nhà ở xã hội, đừng để người thu nhập thấp phải mua trên báo, tivi

Đầu tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt đề án “đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Xem thêm

Thời nhà đầu tư trong tay ôm chục lô đất vẫn khóc ròng vì “chết trên đống tài sản, không có tiền trả nợ”

Nhiều nhà đầu tư hiện nay như đang "chết trên đống tài sản" khi nắm trong tay nhiều lô đất mà không có tiền để trả nợ. Xem thêm

Hà Nội vừa cấp chủ trương đầu tư cho dự án nhà ở xã hội Vĩnh Hưng

Hôm qua, thông tin từ UBND TP. Hà Nội cho biết, lãnh đạo to này đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng tại số 4-6-8 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai. Xem thêm

Choáng với giá căn hộ đang và sắp mở bán tại Hà Nội

Theo đó, các dự án chung cư đang và sắp mở bán trên địa bàn TP Hà Nội có giá dao động trong khoảng 40-50 triệu đồng/m2. Thậm chí, nhiều dự án gần ngoại thành nhưng có giá xấp xỉ 100 triệu đồng/m2. Xem thêm

Bất động sản ế ẩm, môi giới đẩy mãi không được hàng

Làn sóng môi giới bất động sản nghỉ việc đang tăng cao, tại một số khu vực lên tới 80%. Giới phân tích đánh giá, phần lớn môi giới tháo chạy đều thuộc nhóm "lính mới" hoặc tay ngang, điển hình là nhóm bắt sóng các đợt "sốt đất ảo". Xem thêm

Trường hợp một mảnh đất có nhiều Sổ đỏ mà vẫn hợp pháp

Thường thì mỗi mảnh đất chỉ có duy nhất một Sổ đỏ, nhưng vẫn có trường hợp một mảnh đất có nhiều Sổ đỏ mà vẫn hợp pháp. Xem thêm

Cú sốc đầu đời của đôi vợ chồng trẻ đi mua đất tại Tp Thủ Đức và cú lừa siêu đẳng ‼️

Năm 2021 vợ chồng anh chị này có tích cóp, cùng với số tiền vay nhà nội ngoại ngân hàng để mua 1 mảnh đất tại phường Tăng Nhơn Phú A Tp Thủ Đức, giá đất là 3.2 tỉ. Xem thêm

Diễn đàn Dự báo thị trường bất động sản 2023

Diễn đàn Dự báo thị trường BĐS 2023 tổ chức sáng nay (23/12) - sự kiện đầu tiên dự báo thị trường năm sau, vẫn đang diễn ra, hot bất thường. Phòng h thảo mấy trăm chỗ ngồi, có thu phí mà full hết chỗ. Xem thêm

Yên Bái: “Viên ngọc thô” đang trở mình “bứt phá” mạnh mẽ bất động sản, hạ tầng du lịch

Tại Hội thảo Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái - Cơ hội và bứt phá, Ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chia sẻ: Yên Bái là một mảnh đất rất nhiều tiềm năng du lịch, bất động sản. Và nơi đây không chỉ có tiềm năng tự nhiên, chính quyền địa phương cũng đã rất nỗ lực để đưa Yên Bái ngày càng phát triển. Xem thêm

Nhà trong ngõ Hà Nội “hét” giá cao: Cầm 4 tỷ chật vật tìm nhà 30m2

Ngay cả khi mức tài chính lên tới 4 tỷ đồng, người mua nhà vẫn chật vật tìm kiếm được căn nhà trong ngõ ưng ý với diện tích chỉ 30m2. Thậm chí, một số căn nhà trong ngõ còn được rao bán tương đương với mức giá liền kề. Xem thêm

Chuyên gia: Giá trị BĐS phụ thuộc vào “giá trị mềm”, ít liên quan chi phí đất

Vinhomes vừa chính thức trở thành chuỗi đại đô thị đầu tiên triển khai đồng bộ hệ thống kiểm soát an ninh 5 tầng với hệ thống camera ứng dụng AI và các lớp cảm biến dày đặc, bên cạnh các giải pháp thông minh hiện có. Một lần nữa, theo giới chuyên gia, doanh nghiệp BĐS hàng đầu Việt Nam đang cho thị trường thấy giá trị thực của sản phẩm bất động sản (BĐS) không nằm ở từng mét vuông đất, mà ở hệ sinh thái “giá trị mềm” trên đất. Xem thêm

Dự thảo Luật Nhà ở mâu thuẫn, chồng chéo với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Trong văn bản góp ý Dự thảo Luật Nhà ở, VCCI đã chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn chồng chéo, giữa Luật Nhà ở và Dự thảo Luật Đất đai. Xem thêm
Thông báo
vừa bình luận bài viết