Yên Bái: “Viên ngọc thô” đang trở mình “bứt phá” mạnh mẽ bất động sản, hạ tầng du lịch
Tại Hội thảo Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái - Cơ hội và bứt phá, Ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chia sẻ: Yên Bái là một mảnh đất rất nhiều tiềm năng du lịch, bất động sản. Và nơi đây không chỉ có tiềm năng tự nhiên, chính quyền địa phương cũng đã rất nỗ lực để đưa Yên Bái ngày càng phát triển.
Yên Bái là tỉnh miền núi
phía Bắc có phong cảnh đa dạng nhiều điểm tham quan hấp dẫn: Danh thắng quốc
gia ruộng bậc thang, hồ Thác bà, Suối giàng, cánh đồng Mường Lò, với 30 dân tộc
cùng sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng. Đây là thế mạnh mang tính
khác biệt, thu hút khách du lịch. Những lợi thế này đang được cụ thể hóa vào
quy hoạch tỉnh”.
Yên Bái đang kêu gọi các
nhà đầu tư thực hiện một số quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng tại các địa
phương. Yên Bái đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu. Tỉnh cũng đang triển
khai nhiều dự án, đặc biệt là tập trung đột phá giao thông, lấy cao tốc Nội Bài
- Lào Cai làm xương sống. Nhiệm kỳ này Yên Bái sẽ hoàn thành cơ bản kết nối
ngang. “Dự kiến đến 2025, Yên Bái sẽ có thêm 10 đô thị, dự kiến sẽ tăng tỷ lệ độ
thị hóa lên 30%. Đây là nội dung liên quan lớn đến bất động sản và du lịch.”
Ông Tuấn khẳng định.
Theo ông Nguyễn Văn Đính -
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: “Theo thống kê ở Yên Bái
có đến 21 điểm có cảnh quan rất đặc biệt so với các vùng khác tương tự ở Tây Bắc.
Mỗi huyện đều có một điều rất đặc biệt. Và ngay tại Nghĩa Lộ có tới 10 điều đặc
biệt. Môi trường, khí hậu rất đặc thù của trung du Tây Bắc. Về văn hóa, ở đây
có 30 dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc riêng, rất nổi trội.”
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng
cục quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng cho hay: Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, đặc biệt lợi thế
về bất động sản, cảnh quan du lịch, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng… Đặc biệt,
Yên Bái còn rất nhiều tiềm năng phát triển để trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn
của các nhà đầu tư cũng như xây dựng thành công thương hiệu du lịch nổi tiếng
trong thời gian tới.
Tuy
nhiên, so với các địa phương khác cùng vành đai quanh Hà Nội, nguồn cung bất động
sản và cơ sở hạ tầng du lịch Yên Bái còn hạn chế và thiếu sự đa dạng, thiếu các
dự án quy mô được đầu tư bài bản, đồng bộ.
Để
thúc đẩy nhanh qua trình đô thị hóa, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, phát triển bất
động sản, hạ tầng và du lịch có đột phá, ông Hải cho rằng, tỉnh cần làm tốt
công tác quy hoạch về xây dựng, đất đai, tạo các điều kiện tháo gỡ những khó
khăn cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản.Và sau giai đoạn phát
triển đến nay, còn nhiều điều quy hoạch địa phương cần điều chỉnh, rất mong tỉnh
sẽ điều chỉnh tốt để thu hút đầu tư, tạo ra sự phát triển mới.
Bên
cạnh đó, cũng cần có sự quan tâm, công khai minh bạch, công khai quy hoạch danh
mục, tiến độ triển khai các dự án, tránh hiện tượng thông tin nhiễu loạn. Đồng
thời, cần kiểm tra tốt tình hình thị trường bất động sản để đảm bảo thị trường
bất động sản phát triển ổn định, khỏe mạnh. Và cách thức cạnh tranh trong phân
khúc đầu tư cũng cần nghiên cứu, cân nhắc việc không thu hút đầu tư bằng mọi
giá, cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giữ
gìn vùng khí quyển được quy hoạch, ổn định an sinh xã hội, sàng lọc năng lực chủ
đầu tư, kiên quyết loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi
trường đầu tư…
Là
cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, Bộ Xây dựng
luôn hỗ trợ, tạo điều kiện, đồng hành cùng địa phương trong công tác phát huy mọi
tiềm năng, thế mạnh để Yên Bái trở thành vùng tăng trưởng mới trong thời gian tới.
Với vai trò là nhà đầu
tư, bà Nguyễn Như Ý - cố vấn chiến lược của tập đoàn IDC - khẳng định: Môi trường
đầu tư ở Yên Bái quá tốt. Nơi đây có những giá trị văn hóa quá nổi bật, yếu tố
con người rất thân thiện. “Sự phục vụ của người Yên Bái thể hiện một tình yêu
cháy bỏng với công việc họ đang làm, với mảnh đất này. Điều đó làm nên thương
hiệu cho con người nơi đây. Tôi cho rằng đây chính là yếu tố tạo nên nền tảng để
phát triển du lịch. Tôi cảm thấy rơi nước mắt, thực sự xúc động, và tự hào khi
được đầu tư ở nơi có nhiều bẳn sắc văn hóa như thế này”, bà Như Ý bày tỏ.
Nằm trong khu vực kết nối
liên vùng các tỉnh phía Bắc với nhiều tiềm năng, lợi thế, Yên Bái đang là tâm
điểm được nhiều DN để mắt tới.
So với những năm trước
đây, Yên Bái đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để mở cửa
đón và thu hút các DN. Theo thống kê, năm qua, tỉnh đã cấp phép triển khai 54 dự
án với tổng vốn đăng ký đạt gần 7.050 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối năm 2022, toàn tỉnh
có gần 600 dự án (trong đó có gần 40 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký gần 90
ngàn tỷ đồng và khoảng 465,7 triệu USD.
Bên cạnh dòng vốn đầu tư
sơ cấp, Yên Bái cũng đồng thời thu hút các nhà đầu tư cá nhân và thứ cấp. Đặc
biệt quỹ đất trung tâm mới của thành phố Yên Bái, bên bờ sông Hồng, vị trí giao
điểm các trục giao thông huyết mạch của Yên Bái (đường Âu Cơ - đường QL37 - tỉnh
lộ 317) đang là điểm đến được các nhà đầu tư săn lùng để đón đầu quy hoạch phát
triển hạ tầng, mang tới nhiều dư địa tăng trưởng và sinh lời bền vững.